Mụn mọc trên đầu gây hoang mang về tâm lý vì không biết tại sao mụn lại xuất hiện ở trên khu vực đó. Tuy không nhìn thấy nhưng chúng ta có thể cảm giác được chúng đang hiện diện. Có những nguyên nhân nào gây ra hiện trạng này và biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó là hướng phòng ngừa để ngăn chặn sự “ghé thăm” của những nốt mụn đáng ghét. Hãy cùng Hush & Hush tìm hiểu “tất tần tật” nhé.
Xem thêm:
Vì sao mụn mọc trên đầu?
Cũng giống như mụn mọc trên những vùng khác trên cơ thể. Mụn mọc trên đầu hình thành do sự bít tắc lỗ chân lông hay nang tóc hoặc sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Chúng thường nấp dưới những chân tóc, báo hiệu cho chúng ta sự hiện diện bằng cảm giác đau nhức hoặc ngứa. Vô tình đụng trúng sẽ làm chảy dịch mủ, vệ sinh không kỹ dễ làm mụn lan rộng và gây nhiễm trùng. Cần có biện pháp điều trị và biện pháp ngăn chặn để hạn chế các tình trạng nặng hơn đi kèm như gàu ngứa, tróc da đầu, tóc gãy rụng.
Những loại vi khuẩn, nấm men gây mụn có: Curtobacterium, Demodex Folliculorum, Staphylococcus epidermidis,… Tình trạng mụn có thể diễn biến qua các cấp độ:
- Mụn nhẹ: các loại mụn đầu đen và đầu trắng
- Mụn dạng vừa phải: mụn sẩn, mụn mủ
- Mụn dạng nặng: nốt mụn u nang, cồi mụn nằm sâu dưới da
Nguyên nhân làm mụn mọc trên đầu
Những nguyên nhân được xác định có thể kể đến những yếu tố thân quen sau:
- Dầu thừa: tuyến bã nhờn phân bố ở các nang tóc. Chúng có chức năng tiết dầu để duy trì hệ sinh thái, giữ ẩm tự nhiên trên da đầu. Nhưng khi dầu được sản xuất quá mức qua quá trình hoạt động của tuyến bã nhờn sẽ làm cho lượng vi khuẩn tăng nhanh, ăn dầu thừa. Như cơ chế hình thành mụn bình thường, chúng sẽ gây tắc nghẽn và hình thành mụn
- Nội tiết tố: ở nam giới do nồng độ hormone androgen tăng cao kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Ở nữ giới là do sự rối loạn của hormone estrogen và progesterone. Thường xuất hiện thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, sau sinh
- Viêm nang tóc: viêm nang tóc có thể do được thừa hưởng từ gen di truyền. Hình thành do những vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm xâm nhập
- Vệ sinh tóc không đúng cách: trong chế độ chăm sóc tóc hàng ngày không được làm sạch thường xuyên. Những bụi bẩn, da chết, chất tạo kiểu,… tích tụ lâu ngày làm chân tóc ngày càng tắc nghẽn. Dầu xả còn sót khi không được làm sạch kỹ cũng tạo điều kiện cho mụn phát triển
Nguyên nhân khác: bên cạnh đó những nguyên nhân làm mụn mọc trên đầu còn có thường xuyên đội mũ, tắm nước có clo, sử dụng thuốc kháng sinh, hệ miễn dịch yếu,…
Cách trị mụn mọc trên đầu
Tương tự như cách trị mụn thông thường. Mụn mọc trên đầu cũng cần những loại hoạt chất chuyên biệt để điều trị. Hoạt chất được bổ sung qua đường uống hoặc bôi thoa để loại bỏ gốc mụn có thể sử dụng:
-
Tinh dầu tràm trà, Benzoyl Peroxide: loại bỏ vi khuẩn gây mụn.
- Salicylic Acid, Glycolic Acid: loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn, bã nhờn
- Ciclopirox: kháng nấm và điều trị nhiễm trùng da
- Ketoconazole: kháng nấm, điều trị da đầu có vảy
- Propionibacterium Acnes: cải thiện những tình trạng mụn nghiêm trọng
Kết hợp sản phẩm gội xả lành tính
Qua những thông tin trên, bạn có thể thấy mụn xuất hiện trên đầu có liên quan đến những sản phẩm sử dụng và chăm sóc không đúng cách. Lựa chọn được dòng sản phẩm chăm sóc tóc sẽ hỗ trợ rất nhiều trong ngăn chặn và điều trị mụn mọc trên đầu. Cần có những tiêu chí như thành phần từ thiên nhiên. Có khả năng nuôi dưỡng và làm sạch an toàn. Sở hữu đầy đủ những yếu tố kể trên, bạn có thể tham khảo bộ sản phẩm DeeplyRooted.
Dầu gội với những công dụng vượt trội như:
- Làm sạch sâu bụi bẩn, tạp chất, dầu nhờn
- Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng
- Tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ sợi tóc khỏi những tác động bên ngoài
Trọn bộ “combo” chăm sóc tóc đều là những thành phần thuần chay. Có trong chiết xuất dừa, dầu bạc hà, dầu hạt hướng dương. Không chỉ cung cấp năng lượng nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh mà còn giúp mái tóc bồng bềnh, suôn mượt.
Dùng song song cùng dầu xả DeeplyRooted sẽ tăng cường dưỡng ẩm sâu hơn cho mái tóc và da đầu. Điểm nổi bật hơn so với những dòng sản phẩm khác dù bạn có vô tình dùng trên da đầu cũng không gây bít tắc nang tóc. Không chứa hương liệu hay Sulfate hoàn toàn an toàn trên da đầu để hạn chế tác nhân nổi mụn. Bên cạnh đó là sợi tóc bảo toàn protein, sửa chữa các hư tổn trở nên chắc khỏe hơn.
Những lưu ý chăm sóc ngăn chặn mụn
Mụn mọc trên đầu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu có sự tác động từ các yêu tố nội sinh và ngoại sinh. Để tránh mất thời gian và phải lo lắng tìm cách điều trị hãy luôn duy trì các chế độ chăm sóc sau:
- Chế độ ăn uống: tránh xa những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. “Làm thân” với những nguồn dinh dưỡng chứa vitamin A, D, E, Acid béo Omega 3, chất xơ,… có trong các loại thực phẩm từ trái cây họ cam quýt, các loại cá, rau xanh, các loại đậu
- Hạn chế sử dụng sản phẩm tạo kiểu hoặc các hoá chất làm tổn thương da đầu, sợi tóc
- Ưu tiên những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, tránh hoá chất làm bít tắc nang tóc
- Sử dụng đồ vật che chắn mái tóc khỏi khói bụi bên ngoài. Cần vệ sinh thường xuyên để tránh mồ hôi, vi khuẩn tích tụ
- Tắm gội hàng ngày với nguồn nước sạch và sản phẩm chăm sóc phù hợp
- Xả sạch dầu gội, dầu xả sau khi sử dụng
- Không chạm hay nặn thường khi khiến nốt mụn dễ nhiễm trùng
Xem thêm:
- Giảm Rụng Tóc Tại Nhà Cùng Bộ Sản Phẩm Deeply Rooted
- Dầu Argan Có Công Dụng Gì Với Mái Tóc và Sức Khỏe?
Lời kết
Hush & Hush hy vọng bạn có thể duy trì được chế độ chăm sóc, kết hợp cùng dưỡng chất đi kèm giữ cho hệ sinh thái luôn được cân bằng là tiền đề tránh xa mụn mọc trên đầu. Đáp ứng được điều đó cần nuôi dưỡng thường xuyên, đều đặn và đúng thành phần. Vì mụn là loại bệnh mãn tính, chỉ cần bạn lơ là thì chúng hoàn toàn có điều kiện để “nỗi dậy” xâm lược.
Câu hỏi thường gặp
Mụn mọc trên đầu có nguy hiểm không?
Mụn mọc trên đầu là hiện tượng bình thường bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đối với những biểu hiện lạ như ung thư tế bào đáy, viêm nang lông da đầu, viêm da tiết bã nhờn, u nang lông,… nên đến gặp bác sĩ. Nếu không có sự phòng ngừa hay chủ quan mụn rất dễ tái phát.
Mụn trên đầu bao lâu thì hết?
Tình trạng mụn ở mỗi người đều khác nhau, tùy theo cách chăm sóc, loại mụn sẽ có thời gian hồi phục riêng. Thời gian mụn mọc trên đầu và điều trị hết rơi vào tầm 4 – 8 tuần. Nên điều trị sớm các nốt mụn để tránh mụn để lại sẹo làm ảnh hưởng đến chân tóc.