Phân biệt nấm da đầu và vảy nến? Cách điều trị

Phân biệt nấm da đầu và vảy nến từ những biểu hiện lâm sàng

Làm cách nào phân biệt nấm da đầu và vảy nến khi chúng như “anh em sinh đôi”. Cả hai đều mang lại cảm giác khó chịu cho da đầu. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt thông thường. Và quan trọng nấm và vảy nến đều làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự tự tin của người mắc bệnh. Những thông tin sau đây sẽ cho bạn thêm cách để loại bỏ nỗi âu lo này. 

Phân biệt nấm da đầu và vảy nến

Chúng có những biểu hiện bệnh, hình thái ban đầu giống nhau nên đôi khi bị nhầm lẫn nên chưa thể có cách điều trị đúng ngay từ ban đầu. Bạn nên nắm rõ tình trạng, nguyên nhân của chúng để điều trị sớm. Càng để lâu thời gian chữa bệnh càng lâu còn khó khăn hơn. Những biểu hiện sau đây là cách để bạn phân biệt nấm da đầu và vảy nến:

Biểu hiện 

Bệnh nấm da đầu

  • Da dầu thương tổn do nấm sẽ xuất hiện thành mảng rộng
  • Nhiều nốt sần, hạt gàu nhỏ li ti xuất hiện riêng lẻ hoặc theo từng mảng và có cảm giác ngứa
  • Nếu không phát hiện điều trị sớm nấm da đầu ngày càng nặng hơn với các vết lở loét và mủ do nhiễm khuẩn. Đầu xuất hiện mùi hôi, tóc không được nuôi dưỡng trở nên khô xơ, dễ rụng 
  • Tình trạng này thường xuất hiện trong 20 đến 1 tháng đầu. Nấm da đầu có khả năng lây lan thông qua các đồ dùng cá nhân.
Phân biệt nấm da đầu và vảy nến từ những biểu hiện lâm sàng
Phân biệt nấm da đầu và vảy nến từ những biểu hiện lâm sàng

Bệnh vảy nến

Theo sự chia sẻ của các bác sĩ da liễu, đây là loại bệnh thường gặp nhất của các bệnh nhân. Đầu tiên, da đầu bị nổi mẩn đỏ, mảng da thô ráp và dễ bong tróc

  • Ở giai đoạn này, nhiều người chủ quan do dị ứng hay phản ứng viêm nên chưa có biện pháp điều trị kịp thời. Dần sẽ xuất hiện các mảng vảy màu trắng hoặc bạc trên nền da đầu
  • Các mảng vảy lan rộng xuống quanh các vùng trán hay sau tai, gáy và cơ thể 
  • Sau một thời gian các mảng này bong ra thành các mảng gàu li ti
  • Xuất hiện cảm giác ngứa râm ran hoặc ngứa liên tục. Đôi khi chúng còn gây ra cảm giác nóng rát, đau nhức ở chân tóc
  • Theo thời gian các nang tóc khu vực phát bệnh sẽ yếu dần và rụng tóc có thể gây hói 
  • Da đầu trở nên khô, sần sùi và dễ bong tróc hơn. Hiện tượng này rất dễ nhầm lẫn với với các loại bệnh lý khác như khô da đầu. Tuy nhiên, bạn nên chú ý khi chúng xuất hiện kèm các biểu hiện trên
  • Vảy nến không lây lan nhưng có thể di truyền
Các hình thái ở giai đoạn đầu có thể phân biệt nấm da đầu và vảy nến
Các hình thái ở giai đoạn đầu có thể phân biệt nấm da đầu và vảy nến

Nguyên nhân nấm da đầu và vảy nến

Cách phân biệt nấm da đầu và vảy nến có những nguyên nhân khác nhau:

Nguyên nhân nấm da đầu 

Nấm da đầu được hình thành từ hai loại nấm Microsporum và Trichophyton có thể được xem là cách phân biệt nấm da đầu và vảy nến. Gặp môi trường thuận lợi ở da đầu ẩm ướt chúng sẽ xâm nhập vào các sợi tóc gây nên vảy gàu và ngứa ngáy. Những nguyên nhân chính gây ra nấm da đầu là:

  • Lây nhiễm từ các loài động vật: loại vi khuẩn này sinh sống ở trên chó, mèo, gà,… Những loài vật này rất gần gũi với con người nên dễ dàng lây nếu tiếp xúc gần hoặc qua trung gian 
  • Lây nhiễm từ người bệnh khác: sử dụng chung các đồ vật như khăn, áo, nón,… khả năng tiếp xúc trực tiếp cao hơn nhiều lần 
  • Nguồn nước không vệ sinh: nước bẩn chứa tạp chất hay vi khuẩn dùng sinh hoạt sẽ dễ hình thành nấm da đầu
  • Không vệ sinh sạch da đầu: da đầu bít tắc bởi mồ hôi, bụi bẩn là môi trường thuận lợi để nấm phát triển. Trong quá trình tắm gội, chà xát quá mạnh làm da đầu tổn thương cũng dễ khiến vi khuẩn xâm nhập 
  • Thói quen: không gọi đầu thường xuyên hay để da đầu ẩm ướt sau khi gội cũng là một điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn 

Nguyên nhân vảy nến

Phân biệt nấm da đầu và vảy nến có liên quan đến các yếu tố di truyền, mô bệnh học và các rối loạn trong hệ thống miễn dịch. Vảy nến xuất phát từ các yếu tố nội sinh: 

  • Di truyền: bệnh nhân dễ mắc vảy nến hơn nếu gia đình có xuất hiện các tình trạng bệnh liên quan đến da. Có thể kể đến viêm da cơ địa, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã,… 
  • Rối loạn chuyển hoá da: theo nhận định của các bác sĩ da của người bệnh có mức độ oxy hóa cao gấp 400% lần so với người thường. Chính nó làm tăng tổng hợp ADN sản sinh hiện tượng tăng sinh tế bào sừng 
  • Rối loạn chuyển hóa đạm: là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh bệnh vảy nến da đầu và khó chữa trị hơn
  • Căng thẳng kéo dài: thần kinh căng thẳng trong thời gian dài làm hệ thống miễn dịch rối loạn. Các tế bào bạch cầu lympho T tấn công nhầm tế bào da. Cơ chế này kích thích tế bào da mới thay mới chỉ sau 3 – 4 ngày. Thông thường thời gian là tầm từ 10 – 30 ngày. Tích tụ lượng tế bào mới liên tục hình thành các lớp vảy trên da
  • Dùng nhiều các loại thuốc điều trị: chúng làm gia tăng nguy cơ bệnh vảy nến. Các thành phần của thuốc điều trị huyết áp cao, tim mạch, thuốc chống sốt rét, điều trị viêm, điều trị rối loạn lưỡng cực,… 
Hai loại bệnh lý xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau
Hai loại bệnh lý xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau

Cách điều trị vảy nến và nấm da đầu

Hai loại bệnh đến từ những nguyên nhân khác nhau. Để có cách điều trị hiệu quả trước cần phân biệt nấm da dầu và vảy nến. 

Điều trị nấm da đầu 

Đối với những tình trạng nhẹ, có thể pha nước gội đầu pha Sulfide selenium. Điều trị thuốc phân biệt nấm da đầu và vảy nến là hoàn toàn khác nhau. Bôi các loại thuốc trị nấm lên vùng da cần điều trị. Các loại thuốc thông dụng là Griseofulvin, Terbinafine, Itraconazole và Fluconazole Tình trạng nặng hơn bạn nên thăm khám ở bác sĩ và nhận toa thuốc điều trị. Tùy theo tình trạng nấm sẽ có loại thuốc đặc trị riêng, không nên tự ý sử dụng có thể gây các phản ứng phụ. Bên cạnh đó, lưu ý những vấn đề sau để hạn chế phát sinh mầm bệnh:

  • Không đội mũ quá chật hoặc quá lâu 
  • Tránh tiếp xúc với người hay vật có nguy cơ bị bệnh. Động vật nuôi nên khám bác sĩ thú y định kỳ để phát hiện bệnh sớm 
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt sau khi tiếp xúc nơi có nhiều người
  • Không chà xát mạnh, gội đầu quá nhiều gây tổn thương da đầu. Sau khi gội nên sấy khô không nên để tóc ẩm ướt 
  • Không sử dụng chung vật dụng với người có vảy gàu hoặc những biểu hiện của nấm da đầu 
  • Kết hợp sản phẩm gội đầu phù hợp có thể làm sạch hàng ngày như DeeplyRooted
DeeplyRooted Shampoo
Những hoạt chất sử dụng nhằm ức chế bệnh lý nặng nề hơn

Điều trị vảy nến da đầu 

Điều trị vảy nến da đầu cũng cần bôi thuốc trực tiếp lên vùng da thương tổn. Các loại thuốc không kê đơn được khuyên dùng là Axit Salicylic và nhựa than (hắc ín). Bạn có thể mua bôi thoa tại nhà. Đối với các loại thuốc kê đơn có nồng độ cao hơn cần được hướng dẫn bởi người có chuyên môn như Anthralin, Calcipotriene, Tazarotene,… Các tình trạng nghiêm trọng hơn cần có các loại thuốc đặc trị riêng:

  • Liệu pháp ánh sáng: kết hợp thuốc tăng cảm thụ ánh sáng và chiếu tia cực tím bước sóng ngắn 
  • Liệu pháp Goeckerman: kết hợp UVB và nhựa than đá
  • Liệu pháp Excimer laser: chiếu tia laser dành cho tình trạng nhẹ đến vừa 

Là bệnh lý mãn tính, không thể điều trị triệt để nên bạn cần tuân thủ cách chăm sóc tóc chu đáo hơn. Hạn chế để cơ thể căng thẳng làm tiền đề cho vảy nến phát triển. Bạn có thể kết hợp thêm việc tập thể dục, thiền giúp cơ thể nhẹ nhàng, đầu óc thư giãn. 

Thông qua những thông tin trên bạn đã có thể phân biệt nấm da đầu và vảy nến chưa? Các bệnh lý hầu hết đều xuất phát nhiều đến từ thay đổi cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể. Để ngăn hình thành bệnh bạn nên quan tâm đến chế độ sinh hoạt của bản thân nhiều hơn. Bên cạnh đó, bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng để tạo ra năng lượng tích cực của cơ thể. Nếu bạn quan tâm đến sức khoẻ và muốn ngăn chặn hình thành bệnh hãy tham khảo qua những sản phẩm từ Hush & Hush Việt Nam.

Câu hỏi thường gặp

Nấm da đầu có nguy hiểm hay không?

Bạn tìm cách phân biệt nấm da đầu và vảy nến thì sẽ biết không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng nếu không điều trị sẽ gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Về lâu dài hai loại bệnh lý này còn góp phần phần làm rụng tóc, hói thành mảng. Tình trạng bệnh nặng, khi tóc rụng còn để lại những vùng sẹo và làm hói vĩnh viễn khi mất đi nang tóc. Phát hiện sớm cần thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời tránh di căn sang các tình trạng khác. 

Thực phẩm nào không nên ăn khi bị nấm da đầu và vảy nến?

Khi phát hiện bản thân đang gặp phải bệnh lý liên quan đến da đầu bạn nên ăn uống kiêng cử hơn. Những thực phẩm như thịt gà, thịt bò hay các loại hải sản sẽ làm tình trạng ngứa da đầu trở nên nặng hơn. Không phân biệt nấm da đầu và vảy nến nên ăn gì, cách tốt nhất là bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe đồng thời hỗ trợ quá trình trị bệnh. Ăn nhiều rau xanh chứa chất xơ, vitamin, canxi, sắt,… sẽ tốt cho tóc, tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn.

Ai có thể mắc bệnh lý về tóc?

Qua những nguyên nhân qua việc phân biệt nấm da đầu và vảy nến bạn có thể thấy ai cũng có thể mắc hai loại bệnh lý này. Chúng có thể xâm nhập từ bên ngoài qua những đồ vật người bị bệnh. Hoặc mắc phải bệnh vảy nến qua gen di truyền. Cần chú ý vệ sinh, phòng ngừa và điều trị từ sớm để tránh gây nên các tình trạng nặng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02822134612