Suy Giảm Miễn Dịch: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Cải Thiện

Suy Giảm Miễn Dịch: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Cải Thiện

Suy giảm miễn dịch kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe và sắc vóc. Đây được xem là tiền đề để cơ thể phòng tránh các loại tác nhân gây hại từ bên ngoài và giúp các cơ quan vận hành “trơn tru”. Nhưng khi tổ chức này suy yếu sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ đến thể chất mà còn làm tinh thần sa sút. Những dấu hiệu “cảnh báo” là gì và cách cải thiện sẽ được chia sẻ ngay sau đây. 

Xem thêm: 

Hệ miễn dịch là gì? 

Hệ miễn dịch (Immune System) là một tổ chức bao gồm các tế bào, mô, cơ quan và quần thể các vi sinh vật đang sinh sống. Chúng tạo thành một mạng lưới chặt chẽ giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây hại từ vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Nếu hệ thống này suy yếu cơ thể sẽ khó phòng bệnh và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các nguyên tố gây hại. Hệ miễn dịch được chia làm 3 loại như sau: 

  1. Miễn dịch bẩm sinh: là hệ thống “phòng thủ” đầu tiên của con người từ khi chưa chào đời 
  2. Miễn dịch chủ động: hệ miễn dịch này được hình thành khi cơ thể được tiêm vacxin hoặc tiếp xúc với một loại kháng nguyên
  3. Miễn dịch thụ động: loại miễn dịch được tạo nên do sự “vay mượn” từ những cá thể khác. Điển hình như kháng thể truyền từ mẹ qua trẻ sơ sinh hoặc truyền kháng thể từ người đã hết bệnh sang người đang mắc bệnh 
Suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đến cơ thể cả bên trong lẫn vẻ ngoài
Suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đến cơ thể cả bên trong lẫn vẻ ngoài

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch bao gồm nhiều yếu tố có thành phần chính từ các tế bào bạch cầu (Leukocytes). Bao gồm 2 loại tế bào là Lympho và thực bào có trong hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết. Chúng sẽ đi đến mọi “ngóc ngách” trên cơ thể để “tuần tra” nhằm phát hiện những tác nhân gây hại. Hoạt động theo 2 cơ chế: 

Các tế bào Lympho

Lympho được chia ra làm 2 loại là Lympho B và Lympho T. Chúng được sản sinh từ phần tủy xương. Tham gia vào hệ miễn dịch với vai trò sẽ “ghi nhớ” những loại bệnh đã từng phát sinh trong cơ thể. Thực hiện đồng thời 2 chức năng là sản sinh kháng thể và truyền tin cảnh báo đến các tế bào bạch cầu khác. Từ đó cơ thể sẽ nhận tin và ngăn chặn các loại bệnh này quay trở lại. 

Thực bào 

Thực bào sẽ có chức năng là “bao trọn”, hấp thụ và tiêu diệt mầm bệnh bằng cách “ăn chúng”. Thực bào được chia làm 4 loại phối hợp hoàn hảo với nhau trong bảo vệ cơ thể: 

  • Bạch cầu đơn nhân số lượng lớn nhất hạn chế suy giảm miễn dịch
  • Bạch cầu trung tính có vai trò tấn công các loại vi khuẩn
  • Đại thực bào sẽ “truy tìm” mầm bệnh và loại bỏ các tế bào hư hỏng 
  • Tế bào Mastocyte chữa lành vết thương và “đối phó” với mầm bệnh 

Dấu hiệu nhận biết suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch được thể hiện qua nhiều dấu hiệu “cảnh báo” của cơ thể. Nếu đang gặp phải những tình trạng sau đây thì đó chính là thời điểm bạn nên chú ý hơn đến “lá chắn” này: 

Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi tác động của nhiều nguyên nhân gây hại
Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi tác động của nhiều nguyên nhân gây hại
  1. Thường xuyên mắc bệnh: đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cơ thể rất dễ bị “bệnh vặt” như cảm, ho, đau nhức,…. Khi tiếp xúc với môi trường mới, tiếp xúc với người mắc bệnh, thay đổi thời tiết
  2. Luôn cảm thấy mệt mỏi: tinh thần thường xuyên sa sút, dễ bị tác động cảm xúc, uể oải, khó tập trung trong công việc và dễ cảm thấy buồn ngủ
  3. Dễ bị dị ứng: xuất hiện các phản ứng như ngứa, nổi mẩn đỏ với các loại thực phẩm hay mỹ phẩm 
  4. Hồi phục tổn thương chậm: khi bị bệnh, tổn thương thời gian hồi phục sẽ diễn ra chậm hơn 
  5. Hệ tiêu hoá kém: gặp khó khăn trong hấp thụ dinh dưỡng làm sức khoẻ yếu ớt hơn như dễ bị đầy hơi, tiêu chảy, bón, ăn không tiêu 
  6. Làn da xấu hơn: da là cơ quan mật thiết phản ánh sức khoẻ của một người. Khi gặp “sự cố” da biểu hiện các sắc thái như xỉn màu, vàng vọt , thô ráp, sần sùi hoặc nổi nhiều mụn 
  7. Mắt mờ hơn: hệ miễn dịch không hoạt động tốt khiến cho mắt dễ bị mờ và mỏi hơn bình thường 
  8. Đau khớp: tuy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đau khớp cũng là một trong những biểu hiện của rối loạn miễn dịch

Các loại rối loạn miễn dịch

Khả năng bảo vệ cơ thể ở mỗi người có sự khác nhau. Nhưng nếu có sự suy yếu hệ miễn dịch sẽ dựa theo 2 loại sau: 

  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát: gặp ở những trường hợp bẩm sinh, thiếu hụt một số chất miễn dịch. Khiến cho cơ thể nhạy cảm với vi khuẩn, dễ bị tái phát bệnh và thường khó điều trị 
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát: tình trạng ảnh hưởng từ các loại hoá chất hoặc phơi nhiễm bởi các tác nhân làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Những tác động có thể kể đến là hoá trị, bệnh tiểu đường, chất phóng xạ, suy dinh dưỡng,…

Xem thêm: 

Nguyên nhân làm suy giảm miễn dịch 

Hệ miễn dịch gặp vấn đề có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Đối với những trường hợp nhỏ tuổi như trẻ em thường do suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Ảnh hưởng từ sự rối loạn di truyền từ bộ gen được kế thừa từ bố mẹ. Đồng thời là sự rối loạn trong sản xuất tế bào miễn dịch với 6 nhóm: thiếu hụt tế bào B (kháng thể), thiếu tế bào T, thiếu hụt cả tế bào T và B, khiếm khuyết thực bào (Phagocytes), thiếu hụt bổ thể, giảm gamma globulin trong máu và không xác định (vô căn). Ngoài ra, hệ thống bảo miễn dịch bảo vệ cơ thể còn chịu tác động từ các nguyên nhân: 

  1. Nhiễm HIV/ AIDS làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch 
  2. Dùng các loại thuốc đặc trị nặng đô trong thời gian dài như corticoid, thuốc hoá trị,… 
  3. Mắc các loại bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy thận, ung thư,… 
  4. Tuổi tác làm lượng kháng thể suy giảm 
  5. Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, mất cân đối 
  6. Tâm trạng lo âu, thường xuyên stress, căng thẳng 
  7. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học
  8. Không vận động, thể dục thể thao thường xuyên 
Chế độ chăm sóc mỗi ngày mới là vốn quý duy trì sức khỏe toàn diện
Chế độ chăm sóc mỗi ngày mới là vốn quý duy trì sức khỏe toàn diện

Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch 

Có nhiều cách để duy trì, tăng cường sự mạnh mẽ và hạn chế sự suy giảm miễn dịch. Trong đó, không gì đáng quý hơn chế độ chăm sóc đều đặn hàng ngày. Bên cạnh đó, kết hợp cùng những sản phẩm được tinh chế là nguyên liệu giúp duy trì quá trình sản sinh kháng thể. 

Chế độ sống khoa học 

Một cơ thể có hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nếu được duy trì các thói quen sau: 

  • Tinh thần thoải mái: hạn chế áp lực trí óc, kiểm soát căng thẳng và giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ là “chìa khóa” cho sức khỏe. Thực hiện các thói quen như đọc sách, thiền, yoga đều tốt cho tinh thần lẫn cơ thể. 
  • Bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày: dinh dưỡng là “thức ăn” cho các cơ quan lẫn tế bào. Hãy xây dựng chế độ ăn uống đa dạng vi chất từ các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa chua, các loại hạt,… Tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn mặn, nhiều đường hoặc chất béo. Những chất này sẽ làm thay đổi chức năng của các protein quan trọng làm ảnh hưởng đến sắc đẹp, còn ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. 
  • Uống đủ nước: nước là thành phần quan trọng để các cơ quan hoạt động “trơn tru”. Nước sẽ ngăn chặn quá trình Hydrat hóa, đảm bảo vận hành hệ tiêu hoá, gan, thận, tim. Nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế các loại nước ngọt có gas, bia rượu, chứa chất phụ gia, chứa nhiều đường. 
  • Tập luyện thể dục thể thao: quá trình tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể thực hiện trao đổi chất tốt hơn. Hoạt động này cũng giúp cơ thể sản sinh Dopamine giúp tinh thần thư thái, minh mẫn hơn. Mỗi ngày tập luyện chỉ từ 20 – 30 phút sẽ duy trì sắc vóc tươi trẻ và hạn chế suy giảm miễn dịch hiệu quả.
Duy trì những thói quen lành mạnh sẽ tăng cường thể chất lẫn tinh thần
Duy trì những thói quen lành mạnh sẽ tăng cường thể chất lẫn tinh thần

Thực phẩm bổ sung tăng cường miễn dịch 

Với xu hướng phát triển như hiện nay, việc bổ sung dinh dưỡng đôi khi là thách thức đối với một số người. Khi cứ bận rộn với “guồng quay công việc” dần bao mòn thân thể lẫn kiệt quệ tinh thần. Để khắc phục tình trạng này, những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng được tinh chế sẽ là lựa chọn “sáng giá”.  Bột Protein thuần chay Plant Your Day mang đến giải pháp toàn vẹn với các tiêu chí nhanh chóng, an toàn, thân thiện và nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Bột năng lượng có nguồn gốc 100% organic. Mỗi ngày theo liều lượng chỉ định sẽ giúp “hồi sinh” sức sống từ trong ra ngoài. Với 43 nguyên liệu đã được chứng minh lâm sàng trong hiệu quả nuôi dưỡng cơ thể và tâm trí. Với các yếu tố nổi bật: 

  • Prebiotic và Probiotic: thành phần hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh giúp tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng 
  • Quả mọng (Berry): chứa nhiều loại Phenol chống oxy hoá, trì hoãn quá trình lão hoá và hoạt động như chất chống vi khuẩn
  • Nhân sâm Hàn Quốc: ngăn ngừa chống lại vi khuẩn, tăng cường năng lượng, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch 
“Thần dược” nuôi dưỡng cơ thể từ trong ra ngoài
“Thần dược” nuôi dưỡng cơ thể từ trong ra ngoài

Đó chỉ là 3 trong các thành tố chính làm giảm suy giảm miễn dịch. Những thành phần còn lại như các loại trái cây, rau xanh, dược liệu,… đều sẽ góp phần củng cố hàng rào bảo vệ hoàn hảo. Mọi tế bào, cơ quan đều được tiếp thêm năng lượng. Sức khỏe duy trì bền vững và còn giúp làn da trẻ trung, rạng rỡ hơn.

Lời kết 

Hãy luôn chú ý chăm sóc cơ thể để ngăn chặn sự suy giảm miễn dịch. Tùy theo tình trạng của mỗi người sẽ có chế độ chăm sóc, cải thiện khác nhau. Thực hiện theo những yếu tố trên được Hush & Hush chia sẻ là yếu tố căn bản để duy trì sức khỏe toàn diện. Để biết thêm những cách nâng cao chất lượng thể chất và sắc đẹp khác đừng quên tham khảo thêm những bài viết khác từ hãng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02822134612