NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ ĐẰNG SAU LÀN DA KÍCH ỨNG GÂY NỔI MỤN MẤT KIỂM SOÁT

Làn da kích ứng gây nổi mụn mất kiểm soát

Bạn thức dậy sau giấc ngủ để khởi đầu cho một ngày mới không có điều gì tệ bằng làn da láng mịn, mềm mại bỗng xuất hiện nhiều ‘đốm đỏ’ chi chít trên gương mặt của mình. Bạn nghĩ những nốt mụn này đã âm thầm sinh sôi trong thời gian bạn ngủ mặc dù sự thật quá trình hình thành mụn và ‘mọc’ mụn có thể mất từ 4 đến 30 ngày.

Dù bạn đã và đang làm đúng tất cả mọi bước làm sạch da, dưỡng da và giữ chế độ ăn uống lành mạnh vẫn còn rất nhiều những nguyên nhân tiềm tàng khiến cho làn da của chúng ta dễ lên mụn. Nhận biết được nguyên nhân gốc khiến da mặt bị kích thích là bước đầu tiên trên hành trình để có một làn da láng mịn. Một khi yếu tố gây kích ứng được xác định đúng, chúng ta sẽ lên được kế hoạch điều trị da hiệu quả. Bởi vì, tìm nguyên nhân đúng, chúng ta đã tiến được nửa chặng đường tiêu diệt những nốt mụn cứng đầu.

Nguyên nhân 1: Đeo khẩu trang

Mụn khẩu trang là một hiện tượng khởi điểm từ đầu năm 2020 khi chúng ta chọn phương pháp đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch. Hiện giờ, việc đeo khẩu trang vẫn rất quan trọng cho cộng đồng và nên tiếp tục được phát huy. Tuy nhiên, việc bịt kín hai phần ba khuôn mặt với lớp khẩu trang thường khiến mụn xuất hiện nhiều hơn, đơn giản vì làn da và lớp vải tiếp xúc xuyên suốt ngày tạo ra ma sát, gây kích ứng bề mặt da.

Mụn khẩu trang từ vựng chuyên môn được các chuyên gia da liễu sử dụng là ‘acne mechanica’, mụn khẩu trang là một vấn đề nan giải đặc biệt khi bạn phải tiếp tục đeo khẩu trang trong một thời gian dài. Khi chúng ta sinh hoạt hằng ngày với lớp khẩu trang hơi thở không thể thoát ra sẽ tạo nên một lớp ẩm trên khuôn mặt, biến bề mặt da chúng ta thành một môi trường hoàn hảo để ‘sản sinh’ ra mụn.

Nguyên nhân 2: Chọn sai chế độ ăn

Đồ ăn dầu mỡ có lượng chất béo cao và đường, sữa, tinh bột trắng tất cả những thành phần này đều có khả năng kích thích mụn. Những món ăn gây nóng trong người thường gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, từ đó gây kích ứng da và khiến mụn mọc không kiểm soát. Thêm vào đó, khi lượng đường trong máu tăng vọt có thể kích thích bã nhờn hoạt động thêm và tiết ra nhiều dầu, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn hơn và tồn đọng gây mụn.

Nguyên nhân 3: Thức uống bổ sung Protein không tốt cho làn da

Những gì bạn chọn ăn có thể là nguyên nhân khiến da kích ứng, viêm và nổi mụn. Tất cả mọi thành phần từ sữa, đồ chiền, dầu mỡ và thậm chí sô-cô-la đã được gọi tên là thủ phạm gây mụn. Và bạn cũng có thể thêm đồ uống bổ sung protein vào danh sách đó.

Nếu bột uống protein của bạn có whey protein, đạm váng sữa  một trong những thành phần thường được dùng trong các sản phẩm bổ sung protein, chúng là nguyên nhân gây tắt nghẽn lỗ chân lông và có thể khiến da bạn nổi mụn. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc nổi mụn không kiểm soát có liên kết chặt chẽ với thành phần đạm váng sữa. Đặc biệt khi thành phần này  đã được kiểm nghiệm với các vận động viên đang trong tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu vẫn chưa xác định được chính xác vì sao đạm váng sữa gây nổi mụn, trong khi các dạng protein bổ sung khác lại không, một giả thuyết phân tích nguyên nhân nằm ở việc whey protein bắt nguồn từ sữa.

Nguyên nhân 4: Rối loạn hormone và nội tiết tố

Nồng độ hóc môn và nội tiết tố biến đổi thường kích thích bã nhờn tiết nhiều dầu trên bề mặt da hơn, đến mức mất kiểm soát và khiến bạn nổi mụn. Mụn nội tiết là khi làn da của chúng ta bị viêm từ sâu bên trong, khiến lỗ chân lông bị tắt nghẽn và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây mụn phát triển. Dấu hiệu đặc biệt của việc mất cân bằng nội tiết tố thường là khi mụn xuất hiện ở khu vực cằm, xương quai hàm và hai bên gò má.

Nguyên nhân thứ 5: Lạm dụng mỹ phẩm

Khi liên quan đến sản phẩm dưỡng da, quy luật vàng là hãy chỉ sử dụng những gì bạn cần. Việc đắp nhiều lớp ‘dưỡng’ và thật nhiều sản phẩm là không cần thiết và không hiệu quả trong quá trình chăm sóc da của bạn. Chúng sẽ làm mất độ cân bằng pH vốn dĩ của nó. Sử dụng quá liều hàm lượng của từng thành phần là nguyên nhân ngầm khiến làn da kích ứng và rất dễ lên mụn. Đặc biệt là các sản phẩm chứa những thành phần như salicylic acid, benzoyl peroxide hoặc lưu huỳnh với nồng độ hoặc hàm lượng cao sẽ khiến cho da khô, đỏ và thậm chí là bong tróc.

Khi làn da bị tước mất độ ẩm tự nhiên, các tuyến bã nhờn sẽ được kích thích để tiết ra gấp đôi lượng dầu so với bình thường để có thể ‘bù đắp’. Dẫn đến lượng dầu lớn tồn đọng bên trong lỗ chân lông và gây mụn.

Nuyên nhân thứ 6: Sử dụng sai thành phần

Chúng tôi rất buồn khi phải nói với bạn điều này nhưng không phải sản phẩm chăm sóc và dưỡng da nào cũng sẽ phù hợp với tình trạng da của bạn. Sản phẩm được xem là ‘cứu tinh’ với một người có thể gây thảm họa với làn da của người khác. Vậy nên, việc tìm được sản phẩm chăm sóc da thực sự phù hợp với bạn rất quan trọng.

Hãy đọc kỹ bao bì, danh sách thành phần trước khi lựa chọn, và trang bị cho mình những kiến thức chung về công dụng của sản phẩm bạn đang cầm trên tay. Nên tránh những sản phẩm chứa các thành phần như sulfates, surfactants, có nguồn gốc nhân tạo, và chứa chất tạo hương, tạo màu.

Ngoài ra, nếu bạn sở hữu một làn da dễ bị kích ứng, hãy lựa chọn sản phẩm với các công thức non-comedogenic (công thức không gây mụn).

Nguyên nhân thứ 7: Ảnh hưởng từ sản phẩm chăm sóc tóc

Tương tựa những sản phẩm skincare có thể gây bít tắc lỗ chân lông nếu sử dụng không đúng thì những sản phẩm chăm sóc tóc cũng vậy. Những thành phần trong sản phẩm chăm sóc tóc thường giống với thành phần của sản phẩm chăm sóc da như: serum hay kem dưỡng. Dầu gội, dầu xả có thể là nguyên nhân khiến làn da bạn bị kích ứng và nổi mụn.

Nhưng sự khác biệt là sản phẩm skincare được bôi trực tiếp lên bề mặt da, còn những sản phẩm chăm sóc tóc được sử dụng để dưỡng tóc và da đầu, khi sử dụng có thể chảy loang xuống cổ, mặt và lưng của bạn gây ra nổi mụn cho các vùng cơ thể.

Nguyên nhân 8: Stress

Tác dụng của áp lực căng thẳng của bạn sẽ dễ thấy nhất trên bề mặt da. Khi cơ thể chịu căng thẳng và áp lực trong một thời gian dài lượng hóc môn stress, cortisol, được sản xuất trong cơ thể tăng cao. Cortisol được biết đến là yếu tố kích cầu hoạt động của các tuyến bã nhờn và kích thích sản xuất testosterone, khiến làn da dễ bị nổi mụn và sưng viêm.

Nguyên nhân 9: Ngủ không đủ giấc

Câu nói “Ăn được ngủ được là tiên’ thật rất đúng, thời gian cơ thể bắt đầu công việc chữa lành và nuôi dưỡng tế bào, giấc ngủ cũng là lúc lượng cortisol giảm mạnh hơn. Nếu bạn không có một giấc ngủ ngon hoặc thậm chí bạn không ngủ, thì lượng cortisol của bạn có thể bị thuyên giảm, và từ đó khiến các tuyến bã nhờn không ngừng tiết dầu, tất cả những yếu tố này khiến làn da chi chít bởi những nốt mụn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02822134612