Giấc ngủ là một trong những nhu cầu vô cùng cần thiết để đảm tốt cho sức khỏe của mỗi người trong cuộc sống hiện nay. Buồn ngủ nhưng không ngủ được là một hiện tượng vô cùng phổ biến hiện nay, kéo dài tình trạng này sẽ khiến cơ thể bạn uể oải, tinh thần suy kiệt. Dưới đây là một số nguyên nhân buồn ngủ nhưng không ngủ được và cách điều trị mất ngủ mà người bệnh có thể tham khảo thêm.
Nguyên nhân buồn ngủ nhưng không ngủ được là do đâu?
Do căng thẳng và mệt mỏi
Áp lực cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội khiến nhiều người vô cùng căng thẳng và mệt mỏi. Điều này, làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất, khiến não bộ tỉnh táo và trì hoãn giấc ngủ.
Và theo nhiều nghiên cứu của chuyên gia, các triệu chứng lo lắng, căng thẳng, trầm cảm là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên. Nếu không được quan tâm và điều trị, triệu chứng này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Hay các nguyên nhân tâm lý khác cũng có thể chi phối và dẫn đến tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được, gồm: nóng giận, cáu gắt, đau buồn hay các chấn thương tâm lý khác.
Do não bộ bị kích thích
Sử dụng các chất kích thích trước giờ đi ngủ hay vận động mạnh có khả năng kích thích sự hoạt động của não bộ dẫn đến không ngủ được. Khi não bộ bị kích thích quá mức dẫn đến sức khỏe thần kinh căng thẳng, mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ.
Do dùng thiết bị có ánh sáng xanh
Trước giờ ngủ, nhiều người có thói quen sử dụng thiết bị điện tử, phần lớn đều cho rằng xem cho mỏi mắt để dễ ngủ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, khi sử dụng các thiết bị điện tử, các mạng lưới thần kinh sẽ bị đánh thức và gây nên tình trạng khó ngủ. Điều này khiến cho đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng và đảo lộn, ảnh hưởng đến giấc ngủ tự nhiên. Ngoài ra, những thiết bị điện tử thường phát ra ánh sáng xanh và khoảng cách của các ánh sáng xanh đến mắt rất ngắn. Điều này khiến ức chế não bộ tiết hormone gây ngủ và cản trở chu kỳ giấc ngủ.
Một số bệnh lý gây mất ngủ
Một và bệnh bản thân đang gặp phải cũng là một trong những “thủ phạm” tiềm ẩn gây ra tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Và một vài bệnh lý điển hình như:
- Thận hư, thận yếu gây tiểu nhiều về đêm.
- Suy tim gây ra cảm giác khó thở hay rối loạn nhịp tim,
- Trào ngược dạ dày, đau dạ dày gây ra tình trạng ợ nóng, ợ hơi.
Những cơn đau và cảm giác khó chịu của những căn bệnh kể trên thường bùng phát cơn đau vào ban đêm.Việc này khiến cho chu kỳ giấc ngủ bị cản trở, giấc ngủ bị đánh giấc và khó có thể ngủ lại.
Cách trị mất ngủ
Tập luyện trị mất ngủ
Việc tập luyện mỗi ngày giúp duy trì một sức khỏe tốt, ngoài ra còn là một giải pháp tuyệt vời và hiệu quả với những ai đang đối mặt với tình trạng mất ngủ. Một vài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu hay hệ thần kinh và cơ bắp được thư giãn tốt hơn. Chẳng hạn, nếu đều đặn tập yoga, cơ thể có thể sản xuất nhiều melatonin hơn, bởi đây là một loại hormone giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể, tạo ra cảm giác buồn ngủ.
Giúp cải thiện giấc ngủ bằng việc bổ sung khoáng chất
Nếu cơ thể bạn đang thiếu một số khoáng chất thì tình trạng mất ngủ cũng dễ dàng xảy ra. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung đầy đủ các khoáng chất có thể giúp nhiều người cải thiện tốt tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Vitamin C: vô cùng quan trọng với giấc ngủ, một công bố có trên PLOS ONE, các nhà nghiên cứu phát hiện những người có hàm lượng Vitamin C trong máu thấp sẽ gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ và dễ bị giật mình ở nửa đêm.
- Sắt: một khoáng chất có công dụng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, thiếu sắt cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, mất ngủ. Bổ sung sắt bằng các thực phẩm giàu sắt như rau bina.
- Magie: chất thiết yếu để giúp cơ thể tiết ra hooc-môn giấc ngủ melatonin. Sử dụng các thực phẩm bổ sung Magie như: hạt bí ngô, hạt vừng, rau lá xanh…
Sử dụng viên uống hỗ trợ giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng Mind Your Mind của thương hiệu Hush & Hush. Chiết xuất từ thực vật tự nhiên trong đó có 4 thành phần: rễ cây nữ lang, rễ cây rễ vàng, hoa cúc La Mã, lá húng quế thánh giúp cơ thể ổn định, giảm căng thẳng, xoa dịu tinh thần. Với 12 nguyên liệu có cả Vitamin C, Magie, Vitamin E,…không chứa Melatonin mang lại một giấc ngủ ngon và sự bình yên bên trong cơ thể.
Gội đầu dưỡng sinh cải thiện giấc ngủ
Phương pháp gội đầu chuyên sâu vừa giúp chăm sóc tóc và da đầu, gội đầu dưỡng sinh còn hỗ trợ massage, xoa bóp, bấm huyệt ở các vùng đầu – cổ – vai- gáy giúp tác động đến hệ thần kinh, huyệt vị…Nhờ đó cơ thể được thoải mái, giảm stress, đau đầu và có một giấc ngủ sâu hơn.
Hạn chế sử dụng chất kích thích
Bia, rượu, cafe và các chất kích thích gây hưng phấn ở trung tâm thần kinh khiến cơ thể luôn tỉnh táo. Hãy tập những thói quen lành mạnh bằng một cốc nước ấm hay những thức uống tốt cho sức khỏe để cơ thể được thư giãn để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Những hậu quả nghiêm trọng của việc buồn ngủ nhưng không ngủ được
Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung
Nếu tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể dần dần kiệt sức và trở nên mệt mỏi, uể oải, không đủ năng lượng để bắt đầu công việc. Và nếu kéo dài hơn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành của não bộ, bất ổn định trong việc ghi nhớ và thực hiện công việc.
Mất tập trung, ngáp ngắn ngáp dài trong quá trình làm việc vì thiếu ngủ khiến não bộ hoạt động chậm chạp.
Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Những người mắc ngủ thường có những nỗi lo riêng, phiền muộn dẫn đến khó ngủ. Và tình trạng này kéo dài khiến não bộ có những suy nghĩ tiêu cực. Tình trạng này thường xuyên đi kèm với những biểu hiện như: rối loạn tâm lý, dễ cáu gắt, rối loạn tâm trí…
Hay thiếu ngủ kéo dài còn có khả năng nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ như: tự kỷ, trầm cảm…
Mất ngủ liên tục ảnh hưởng đến tim mạch
Mạch máu co lại, hệ thần kinh giao cảm hoạt động với tần suất nhiều hơn, huyết áp tăng khi bị thiếu ngủ. Hơn nữa, việc thiếu ngủ khiến cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, dẫn đến tác động xấu tới tim và mạch máu.
Mất ngủ khiến tăng cân
Thiếu ngủ khiến việc thừa cân sẽ ngày càng trầm trọng hơn, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và căng thẳng, các cơ quan không đảm nhiệm đúng nhiệm vụ của nó, làm cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.
Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da
Ngủ không đủ giấc, về lâu dài khiến làn da trở trên sần sùi và đối mặt với nguy cơ nổi mụn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng giữ ẩm, phục hồi và tái sinh của làn da, làm da trở nên sạm, nám.
Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể xảy ra ở mọi đối tượng và hiện nay càng có nguy cơ gia tăng hơn. Và bài viết trên đã nói rõ hơn về “Nguyên nhân buồn ngủ nhưng không ngủ được” cũng như cách khắc phục tình trạng này, hy vọng sẽ có ích cho mọi người.